Người bệnh gout cần biết rõ mức hàm lượng purin có trong thực phẩm để tự tính khẩu phần ăn cho thích hợp. Theo đó hàm lượng nhân purin trong các nhóm thực phẩm phổ biến như sau:
Thực phẩm sử dụng hàng ngày |
* Nhóm có hàm lượng purin thấp (0-50mg purin mỗi 100g thực phẩm): được dùng không hạn chế
- Trái cây, rau: tất cả các trái cây, rau, ngoại trừ súp lơ, cải xoăn, măng tây quả bơ và nấm
- bánh mỳ, gạo, các loại ngũ cốc trừ họ đậu đỗ
- Trứng, các sản phẩm từ sữa như: sữa, kem, sữa chua, kem, phô mai,…
- Hầu hết các loại dầu nấu ăn, mỡ lợn và bơ
- Đồ uống: bao gồm trà, cà phê, nước giải khát có chứa caffein
** Nhóm có hàm lượng purin trung bình (50-150mg purin mỗi 100g thực phẩm): dùng điều độ
- Gia cầm: gà, vịt, gà tây, ngỗng,…
- Các loại thịt đỏ: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích
- Cá nước ngọt, hàu, vẹm và loài có vỏ khác như tôm, cua,…
- Các loại đậu như: đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng, bơ đậu phộng, hạt điều, đậu Hà Lan,…
- Các loại rau như: súp lơ, cải xoăn, măng tây, trái bơ và nấm,…
*** Nhóm có hàm lượng purin cao (150-1000mg purin mỗi 100g thực phẩm): dùng hạn chế
- Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: gà lôi, chim cút, thỏ, thịt thú rừng
- Nội tạng động vật (thận, tim, lách, gan,…) và các thực phẩm từ nội tạng động vật (pa tê gan, xúc xích,…)
- Các sản phẩm từ thịt lên men: nem chua,…
- Hải sản: sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm, trứng cá
(Theo y dược 365)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét